GIỚI THIỆU
VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ – KỸ THUẬT ỨNG DỤNG
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Viện Nghiên cứu Kinh tế – Kỹ thuật ứng dụng là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Cửu Long, được thành lập theo Quyết định số 321/QĐ-ĐHCL-TCHC ngày 12 tháng 5 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Đại học Cửu Long. Viện là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu, tài khoản riêng, hoạt động trên cơ sở tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Trường.
Tên gọi: VIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ – KỸ THUẬT ỨNG DỤNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG.
Tên giao dịch quốc tế: INSTITUTE OF ECONOMY AND APPLICATION TECHNOLOGY RESEARCH, CUU LONG UNIVERSITY.
Tên viết tắt: IET.
Viện có trụ sở tại Trường Đại học Cửu Long. Địa chỉ Quốc lộ 1A, xã Phú Qưới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.
Email: [email protected]
Điện thoại Viện: 02703 960036
Hotline: Trần Thị Kim Đô (0901.019.029).
Cơ sở đào tạo 1: Viện Nghiên cứu Kinh tế – Kỹ thuật Ứng dụng, Trường Đại học
Cửu Long (Quốc lộ 1A, Phú Quới, Long Hồ, Vĩnh Long).
Cơ sở đào tạo 2: Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Vĩnh Long (Số 75, Nguyễn Huệ, Phường 2, Thành phố Vĩnh Long, Vĩnh Long).
2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
2.1. Chức năng
1. Tổ chức và thực hiện các khoá đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng theo nhu cầu của người học và thị trường lao động.
2. Triển khai, quản lý các hoạt động dịch vụ đào tạo, các dịch vụ tư vấn.
3. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài trường.
4. Phối hợp và triển khai, quản lý các dự án sản xuất kinh doanh và chuyển giao công nghệ với các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch và tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, triển khai hoạt động chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Kinh tế – Kỹ thuật.
2. Liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức giáo dục, các tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế.
3. Liên kết, phối hợp chặt chẽ với các Khoa chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Trường thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức xây dựng các chương trình đào tạo, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn đáp ứng theo nhu cầu xã hội;
b) Triển khai thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến các lĩnh vực về Kinh tế và Kỹ thuật trong phạm vi Nhà trường.
4. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, triển khai và tổ chức quản lý các chương trình đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn.
5. Bồi dưỡng, cấp chứng nhận các chương trình ngắn hạn, các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tuyến kết hợp trực tiếp.
6. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, tư vấn phát triển kinh tế địa phương và dịch vụ khoa học cho các đơn vị, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
7. Tham gia đấu thầu và triển khai các đề tài khoa học trong và ngoài Tỉnh.
8. Liên kết, hợp tác triển khai các dự án sản xuất kinh doanh và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật.
9. Thực hiện các công tác quản lý tài chính, quản lý hành chính, nhân sự theo đúng nguyên tắc và chế độ quản lý hiện hành của Nhà nước và quy định của Trường; Quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và các phương tiện, trang thiết bị được giao.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng Nhà trường giao và theo quy định của pháp luật.
3. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VIỆN
3.1. Lãnh đạo Viện do Hiệu trưởng Trường bổ nhiệm và miễn nhiệm, bao gồm:
a) Một Viện trưởng phụ trách chung;
b) Một Phó Viện trưởng giúp việc cho Viện trưởng.
3.2. Bộ phận văn phòng: gồm 01 Chuyên viên phụ trách công tác văn thư, Thủ quỹ, Trợ lý văn phòng; Quản lý các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; Các hoạt động Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; Các hoạt động kinh doanh dịch vụ, tư vấn do Viện trưởng quyết định.
4. CÁC KHÓA HỌC ĐÀO TẠO
4.1. TỔ CHỨC HỌC, ÔN THI VÀ THI NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH NỘI ĐỊA, QUỐC TẾ
* Mục tiêu khóa học:
Tổ chức ôn tập nhằm tổng hợp, cập nhật kiến thức về Nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch Nội địa, Quốc tế. Tạo điều kiện để học viên đạt kết quả cao trong kỳ thi. Sau khi đạt yêu cầu của kỳ thi, học viên được Trường Đại học Cửu Long cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch Nội địa, Quốc tế theo quy định của Tổng cục Du lịch. Chứng chỉ là một trong các điều kiện bắt buộc để học viên được cấp thẻ hành nghề Hướng dẫn du lịch Nội địa, Quốc tế.
* Đối tượng tham dự:
Học viên là người đã tốt nghiệp trình độ từ Trung cấp trở lên (Nội địa), trình độ từ Cao đẳng trở lên (Quốc tế); Học viên đã có thẻ hành nghề Hướng dẫn viên du lịch nội địa, quốc tế nhưng đã hết hạn; Học viên đã hoàn thành khóa Nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch Nội địa.
* Nội dung ôn tập: Thực hiện theo thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Hình thức bồi dưỡng: Học trực tuyến kết hợp trực tiếp. (Dự kiến các buổi tối trong tuần hoặc thứ 7, chủ nhật).
* Hồ sơ đăng ký:
(1)Đơn đăng ký thi (theo mẫu): 01 bản;
(2)Bản sao y bằng tốt nghiệp trình độ từ Trung cấp trở lên, GXN sinh viên: 01 bản;
(3)Photocopy công chứng CMND/CCCD: 01 bản;
(4)Ảnh thẻ cá nhân ghi rõ họ tên (3×4): 02 ảnh.
4.2. TỔ CHỨC HỌC, ÔN THI VÀ THI CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN
* Mục tiêu khóa học:
Tổ chức ôn tập nhằm tổng hợp, cập nhật kiến thức về Môi giới bất động sản, tạo điều kiện để học viên đạt kết quả cao trong kỳ thi. Sau khi đạt yêu cầu của kỳ thi, học viên được cấp Chứng chỉ hành nghề Môi giới bất động sản theo quy định của Bộ xây dựng.
* Đối tượng tham dự:
Cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động môi giới, định giá bất động sản; Cá nhân, tổ chức quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản; Cá nhân có nhu cầu tìm hiểu kiến thức về bất động sản.
* Nội dung khóa học:
Thực hiện theo Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014; Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30/12/2015, Thông tư 28/2016/TT-BXD ngày 15/12/2016 của Bộ Xây dựng.
* Tổng thời gian: 03 đến 05 buổi, Lớp ôn thi được khai giảng liên tục trong tháng.
* Hình thức bồi dưỡng: Học trực tuyến kết hợp với trực tiếp
* Thời gian học: Các buổi tối trong tuần hoặc ngày Thứ 7, Chủ Nhật.
* Hồ sơ đăng ký:
+ Đơn đăng ký thi (theo mẫu): 02 bản;
+ Photocopy công chứng CMND/CCCD: 02 bản;
+ Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT: 02 bản;
+ Bằng cấp/Giấy chứng nhận khác (Nếu có): 02 bản;
+ Ảnh thẻ cá nhân ghi rõ họ tên (4×6): 04 ảnh.
4.3. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO TIẾNG HÀN – TRUNG GIAO TIẾP
* Chương trình đào tạo:
STT | Tên khóa học | Học phí | Thời lượng |
1 | Giao tiếp cơ bản | 2.500.000đ/khóa | 60 tiết/10 tuần |
2 | Giao tiếp nâng cao | 2.500.000đ/khóa | 60 tiết/10 tuần |
3 | Giao tiếp văn phòng | 2.500.000đ/khóa | 60 tiết/10 tuần |
* Đối tượng chiêu sinh:
– Học sinh, sinh viên; Nhân viên văn phòng, công nhân đang làm việc tại các công ty, doanh nghiệp sử dụng tiếng nước ngoài;
– Những người đang có nhu cầu du học, đi làm, định cư tại các nước sử dụng tiếng Hàn – Trung.
* Thời gian đào tạo: Các buổi tối trong tuần hoặc ngày Thứ 7, Chủ Nhật. Khóa học được khai giảng liên tục trong tháng.
* Hình thức đào tạo: Trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp cả hai.
4.4. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM
* Nội dung khóa học:
– Kỹ năng giao tiếp; Giải quyết vấn đề và Ra quyết định; Làm việc nhóm; Khám phá bản thân và Lập kế hoạch nghề nghiệp.
– Kỹ năng Thuyết trình; Soạn thảo và Quản lý văn bản; Quản lý thời gian và Tổ chức công việc.
* Thời gian đào tạo:
Các buổi tối (2,4,6 hoặc 3,5,7); ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật.
* Hình thức đào tạo: trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp cả hai.
4.5. TỔ CHỨC CÁC KHÓA HỌC VÀ DỊCH VỤ THEO YÊU CẦU
5. HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN